Chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi

Mỗi giai đoạn phát triển, trẻ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Chính vì vậy, cha mẹ cần lưu ý bổ sung đúng và đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ ở từng độ tuổi để trẻ phát triển toàn diện.
 
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, từ 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để bé phát triển khỏe mạnh. Chính vì thế, từ 6 tháng tuổi, cha mẹ cần cho bé ăn dặm hoặc bổ sung các loại sữa công thức để cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở từng độ tuổi cha mẹ có thể tham khảo.
 1. Trẻ dưới 1 tuổi
a/ Giai đoạn từ 0 đến 6 tháng 
Các bé trong giai đoạn từ 0 đến 6 tháng tuổi cần được cung cấp sữa mẹ hoặc sữa công thức, ngoài ra không cần cho trẻ ăn hoặc uống thêm thứ gì khác. Cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ thấy đói, ít nhất là 8 lần/ngày. Tuy nhiên, kể từ tháng thứ 4, cha mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm nếu sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ. Nghĩa là trẻ vẫn thấy đói hoặc không tăng cân phù hợp với độ tuổi. 
b/ Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng
Vẫn cho bé dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức nhưng bắt đầu từ giai đoạn này, các mẹ cần phải tập cho trẻ ăn dặm, cụ thể là cho trẻ làm quen với bột, cháo dinh dưỡng. Kể từ tháng thứ 10, các mẹ cần chú trọng bổ sung các bữa ăn chứa nhiều dinh dưỡng với đầy đủ các nhóm chất: đường bột (gạo, mì, khoai, sắn…); chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua…); chất xơ và vitamin (rau, củ, trái cây…); chất béo (phô mai, sữa, dầu ăn, các loại hạt…). Cần cho trẻ ăn 3 bữa/ngày nếu còn bú mẹ, và 5 bữa/ngày nếu đã dứt sữa, nên xen kẽ một thức ăn nhẹ như trái cây, phô mai xen giữa các bữa.
2. Trẻ từ 1 đến 2 tuổi
Khi bé bắt đầu từ 1 tuổi trở đi thì bé bắt đầu làm quen với việc ăn cháo thay vì bột như trước kia. Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé cũng tăng lên theo những hoạt động tăng dần của bé. Vì thế cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp bé được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để phát triển một cách tốt nhất.
Mỗi ngày trẻ cần được ăn ít nhất 5 bữa (3 chính, 2 phụ). Cụ thể, nhu cầu về thực phẩm trong 1 ngày của trẻ như sau:
- Tinh bột : 120-150g
- Chất đạm (lợn, gà, bò, cá, tôm, trứng,...): 100 - 120g. 
- Sữa: 500ml (nếu không được bú mẹ)
- Dầu (mỡ): 20-30g ( 4-6 thìa cafe loại 5ml)
- Rau xanh: 50-80g
- Quả chín: 100-150g
Ở lứa tuổi này, nguồn cung cấp năng lượng từ sữa vẫn rất quan trọng, mỗi ngày mẹ nên cho bé bú khoảng 600 – 800 ml sữa (trong đó bao gồm: sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức, sữa tươi, sữa chua, phô mai…)
3. Trên 2 tuổi
2 tuổi là mốc quan trọng trong sự phát triển đầu đời của bé. Ở độ tuổi này, hầu như bé đã có đủ răng và cứng chắc hơn so với lúc 1 tuổi nên có thể bắt đầu ăn thức ăn của người lớn.
Bạn có thể bổ sung trong các món ngon cho bé 2 tuổi là cơm nát, cháo đặc, súp đặc, phở… Nhưng đồng thời vẫn nên cho con uống sữa ít nhất 1 lần mỗi ngày. Tốt nhất là bạn hãy cho bé uống 2 ly sữa/ngày.
Trong giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của bé rất cao. Vì vật, cha mẹ cần tăng về lượng cũng như chất trong mỗi bữa ăn của bé, cụ thể:
-    Bé cần được ăn 2 bữa cơm nát
-    Các loại thực phẩm đa dạng, phong phú (thịt, cá, tôm, cua, trứng, lạc, vừng, đậu, rau xanh, củ quả)
-    2 bữa cháo hoặc súp, phở (bữa phụ)
-    Tráng miệng với hoa quả, sữa chua
-    Uống 500 – 600ml sữa bao gồm sữa chua, sữa tươi, sữa công thức
Trong các món ăn cho bé 2 tuổi, các mẹ cần lưu ý đảm bảo đủ 4 nhóm chất – đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Chỉ tiêu dinh dưỡng trong 1 ngày cần đạt: 150 – 200g gạo, 120 – 150g thịt, 150g – 200g cá, tôm, 150 – 200g rau xanh, 30 – 40g dầu ăn hoặc mỡ. Bé cũng cần được ăn từ 3 – 4 quả trứng/tuần.
Nên chọn sữa nào cho bé
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa non đạt chất lượng tối ưu trong 24h đầu (tức ngày đầu tiên sau khi sinh). Đến ngày thứ hai, chất lượng sữa, mà nhất là kháng thể sẽ chỉ còn 30-50% so với ngày đầu. Đến ngày thứ ba, lượng kháng thể chỉ còn lại 10%. Chính vì vậy, sữa non 24h đầu là nguồn sữa non tốt nhất giúp bé bổ sung kháng thể tự nhiên tốt nhất giúp bé tăng cường sức đề kháng, giảm bệnh vặt.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN