Kinh  nghiệm cho bé ăn dặm dễ dàng
Hệ tiêu hóa của bé ở 6 tháng tuổi đã có thể tiếp nhận những thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn dặm đúng cách để bé tập làm quen và không bị rối loạn tiêu hóa...
6 tháng tuổi là cột mốc đánh dấu giai đoạn phát triển mới của bé với nhiều hoạt động như bò, nằm, tập bi bô... Ngoài ra, lúc này bé yêu cũng đã sẵn sàng ăn dặm. Do đó, mẹ nên tìm hiểu kỹ các thông tin cần thiết như nên cho trẻ ăn dặm như thế nào? Các nguyên tắc cần lưu ý khi cho bé ăn dặm… Dưới đây là một số hướng dẫn cho trẻ ăn dặm dễ dàng mà bố mẹ có thể tham khảo.
1. Khi nào nên cho bé ăn dặm và cần chuẩn bị gì cho bữa ăn dặm đầu tiên?
Đến giai đoạn tròn 6 tháng tuổi, bé sẽ có những dấu hiệu muốn ăn dặm như:
Đầu tự nhiên giữ thẳng và bé có thể tự ngồi không cần sự trợ giúp của ba mẹ.
Không ngừng chảy nước bọt, nước bọt tích lại dưới lưỡi.
Biết dùng muỗng ngậm muỗng ăn.
Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ khi người lớn đưa thức ăn vào miệng.
Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận lấy thức ăn.
Bên cạnh đó, để bữa ăn dặm đầu tiên diễn ra thuận lợi, bé vui vẻ hợp tác thì mẹ cần chuẩn bị:
hướng dẫn trẻ ăn dặm đúng cách

Ghế ăn an toàn, thoải mái có chiều cao ngang tầm với bố mẹ.
Chuẩn bị muỗng ăn dặm với chất liệu an toàn, không quá to và sâu, để tránh bé bị xóc miệng.
Sử dụng khăn vải hoặc khăn ướt để lau miệng cho bé trong quá trình ăn.
2. Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách mà mẹ cần nhớ
Bé mới tập ăn dặm thường sẽ có biểu hiện vừa ăn vừa phun thức ăn, thậm chí không chịu ăn. Do đó, mẹ cần phải kiên trì, tập cho bé làm quen dần với việc này, đồng thời tuân thủ những nguyên tắc sau:
2.1. Cho bé ăn dặm với khẩu phần tăng từ ít đến nhiều
Để cho trẻ ăn dặm đúng cách khi bắt đầu mẹ nên đút trẻ ăn khoảng ½ thìa hoặc ít hơn, sau đó tăng lên ⅓ chén rồi đến nửa chén… Cách ăn dặm như thế này sẽ tập cho bé ăn một cách khoa học, phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
2.2. Hạn chế nêm nếm gia vị trong thức ăn dặm của bé
Ở giai đoạn này, bé chỉ mới bắt đầu làm quen với mùi vị thực phẩm. Trong rau củ có hàm lượng muối tự nhiên và các chồi vị giác của bé rất nhiều so với người lớn nên các mẹ không cần nêm gia vị các bé vẫn cảm giác được các vị. Do đó, khi cho bé ăn dặm mẹ không nên vội sử dụng các loại gia vị như muối, đường hay bột ngọt để nêm nếm vì trong thành phần khá phức tạp và chứa nhiều chất bảo quản.
2.3. Không nên bắt ép bé ăn
Với những bé mới lần đầu ăn dặm, nếu bị ép ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khiến bé sợ ăn, biếng ăn dẫn đến khó hấp thu được các chất dinh dưỡng. Tốt nhất cách ăn dặm cho bé lúc này là mẹ chỉ nên đút một lượng rất nhỏ để bé quen dần với loại thức ăn mới ngoài sữa mẹ.
cách tập cho bé ăn dặm
2.4. Khung thời gian thích hợp cho bé ăn dặm là 9-10h sáng
Khi tập cho bé ăn dặm, mẹ nên bắt đầu vào buổi sáng là thích hợp nhất. Vì lúc này cơ thể bé sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, tránh các hiện tượng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu nếu ăn quá sớm hoặc quá trễ.
2.5. Đảm bảo dụng cụ chế biến đồ ăn dặm cho bé luôn sạch sẽ
Không chỉ cần chú ý đến cách cho trẻ ăn dặm như thế nào, mẹ cũng phải đảm bảo an toàn vệ sinh khi nấu đồ ăn dặm cho bé, vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ nấu nướng để tránh trường hợp thức ăn của bé bị nhiễm khuẩn.
2.6. Lựa chọn bột ăn dặm từ thương hiệu có uy tín cao trên thị trường
Quá trình ăn dặm cũng là bước đầu cho bé tiếp xúc với các loại thức ăn, vì vậy mẹ nên cẩn thận trong việc lựa chọn bột ăn dặm cho bé. Các loại bột phải đảm bảo hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng và đến từ các thương hiệu uy tín.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN