Vi chất dinh dưỡng: Nhỏ nhưng lợi ích lớn
Vitamin và khoáng chất, được gọi chung là vi chất dinh dưỡng, đã được chứng minh “nhỏ mà có võ”. Cơ thể con người không cần vi chất với số lượng nhiều, mỗi vi chất dinh dưỡng chỉ cần một lượng nhỏ nhưng trong căn bếp của mỗi gia đình đều nên có sẵn những thực phẩm giàu những vi chất ấy, đặc biệt là khi trong nhà có trẻ nhỏ. Dưới đây là những gì bố mẹ cần biết về vi chất dinh dưỡng.
1. VITAMIN A
Vitamin A tốt cho hệ miễn dịch, và duy trì thị lực, da và niêm mạc bình thường.
Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp 400mcg RAE (retinol activity equivalent - tương đương retinol hoạt tính) theo VN RDI. Vitamin A có thể được tìm thấy trong cà rốt, rau bina, xoài, bông cải xanh, và đu đủ.
Thiếu hụt Vitamin A có thể dẫn đến thiếu máu, suy yếu khả năng chống nhiễm trùng, và bệnh khô mắt - nguyên nhân gây mù hàng đầu có thể phòng ngừa ở trẻ em.
2. VITAMIN B2
Vitamin B2 góp phần duy trì sự trao đổi chất bình thường của các chất dinh dưỡng sinh năng lượng như carbohydrate, chất béo, protein; duy trì chức năng bình thường của hệ thần kinh, và hoạt động bình thường của màng nhầy, các tế bào hồng cầu, và da. Vitamin B2 bảo vệ các tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do. Nó cũng giúp giảm mệt mỏi.
3. VITAMIN B12
Vitamin B12 góp phần vào sự trao đổi chất bình thường của các chất dinh dưỡng sinh năng lượng như carbohydrate, chất béo và protein. Vitamin B12 cũng giúp các chức năng của hệ thống thần kinh và miễn dịch hoạt động bình thường, chuyển hóa homocysteine, chức năng thần kinh, và hình thành tế bào hồng cầu. Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong quá trình tăng sinh của tế bào để cơ thể tăng trưởng.
Hàng ngày trẻ 2-4 tuổi cần bổ sung 0,5mg Vitamin B2 và 0,9mcg Vitamin B12. Các vitamin nhóm B có trong bánh mì, mì, gạo lức, đậu, thịt nạc, cá, và trứng.
Thiếu hụt các vitamin này có thể dẫn đến ngứa ran và tê ở bàn tay và bàn chân, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, và mệt mỏi.
4. VITAMIN C
Vitamin C góp phần vào sự hình thành collagen cần thiết cho các hoạt động bình thường của da, xương, mạch máu, sụn, nướu răng, và răng. 
Vitamin C cũng giúp các chức năng của hệ thần kinh và hệ miễn dịch hoạt động bình thường, và giúp hấp thu sắt. 
Cần bổ sung 30mg (theo VN RDI) Vitamin C mỗi ngày. Vitamin C có trong cam, đu đủ, kiwi, bông cải xanh và xoài. 
Thiếu hụt Vitamin C có thể dẫn đến đau khớp, sưng nướu hoặc chảy máu răng, nồng độ ascorbate thấp trong huyết tương, trong máu, trong tế bào bạch cầu.
 5. VITAMIN D
Vitamin D góp phần duy trì mức canxi bình thường trong máu giữ cho răng và xương chắc khỏe. Vitamin D cũng giúp các chức năng của hệ thống miễn dịch, và tăng trưởng tế bào hoạt động bình thường. 
Cần bổ sung 5mcg (VN RDI) vitamin D mỗi ngày. Vitamin D có trong cá, trứng, sữa chua, và sữa được tăng cường vitaminD. 
Thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến bệnh còi xương, loãng xưong và suy yếu xương.
Sắt góp phần hình thành hồng cầu và hemoglobin, vận chuyển oxy khắp cơ thể, giúp chức năng nhận thức và chức năng miễn dịch họat động bình thường. 
Cần bổ sung 8mg (VN RDI) sắt mỗi ngày. Sắt có nhiều trong cá, thịt gia cầm, rau xanh, các loại đậu, và bánh mì nguyên cám. Thiếu sắt có thể dẫn đến khó thở, giảm sức đề kháng với bệnh nhiễm trùng, và mệt mỏi nói chung.
 6. KẼM
Kẽm tốt cho thị lực, da, móng, chức năng của hệ miễn dịch, bảo vệ các tế bào từ các gốc tự do. Kẽm cũng có một vai trò trong phân chia tế bào. 
Cần bổ sung 4mg (VN RDI) mỗi ngày. Kẽm có trong sữa, pho mát, sữa chua, gạo lức, thịt nạc và cá. 
Thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến tiêu chảy, viêm phổi và sốt rét.
7. I-ỐT
I-ốt giúp phát triển nhận thức bình thường, chuyển hóa năng lượng và tổng hợp hormone tuyến giáp. I-ốt có thể được tìm thấy trong rong biển, cá tuyết, cá ngừ, sữa chua, ức gà tây, trứng và khoai tây nướng.

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN