Yoga khi mang thai có tốt không?

Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn trong suốt thai kỳ không chỉ giúp mẹ giảm được một số triệu chứng như đau lưng hay mệt mỏi khi mang thai, mà còn giúp tăng sức chịu đựng khi chuyển dạ và sinh.

Khi mang thai có nên vận động không?
Một trong số nhiều câu hỏi thường gặp của các mẹ khi mang thai thường là nên có chế độ dinh dưỡng như nào, uống sữa bầu nào tốt cho mẹ và bé, và đặc biệt là có nên vận động khi mang thai không?
Hiệp hội sản phụ khoa Hoa kỳ (ACOG) khuyến cáo, nếu bạn không có những vấn đề trong thai kỳ cần phải hạn chế vận động, mẹ bầu nên tập thể dục vừa phải từ 30 phút trở lên mỗi ngày.
Như vậy, nếu bạn là người có thói quen vận động trước khi mang thai, hãy tiếp tục duy trì thói quen này. Tuy nhiên bạn cần giảm cường độ tập so với trước đây và hãy tập những gì khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất. Những động tác khó, hay vận động cao cần được thay thế bằng những động tác thấp và an toàn.
Nếu trước đó bạn không có thói quen vận động, hãy bắt đầu ngay từ bây giờ vì một thai kỳ khỏe mạnh. Bạn có thể đi bộ thường xuyên mỗi ngày hoặc nếu muốn bắt đầu những bài tập hay thể loại vận động khác, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và nên được các chuyên gia có chuyên môn hướng dẫn.
Một số trường hợp hạn chế vận động trong thời kỳ mang thai: Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe như: mắc bệnh hen suyễn, bệnh tim hoặc tiểu đường thì việc vận động trong thai kỳ không được khuyến cáo. Ngoài ra, việc tập thể dục sẽ gây hại nếu bạn đang gặp một số tình trạng khi mang thai như: Chảy máu; Nhau thai thấp; Đe doạ sẩy thai; Tiền sử  sinh non hoặc tiền sử chuyển dạ sớm; Cổ tử cung yếu,...
Những loại hình vận động tốt cho thai nhi
Hầu hết các bài tập đều an toàn để thực hiện trong thai kỳ, miễn là bạn tập thể dục một cách thận trọng và không tập quá sức.
Các hoạt động an toàn và hiệu quả nhất là bơi lội, đi bộ nhanh, đạp xe trong nhà, thể dục nhịp điệu tác động thấp (cần được giảng dạy bởi một huấn luyện viên thể dục nhịp điệu được chứng nhận). Những hoạt động này mang ít rủi ro chấn thương, có lợi cho toàn bộ cơ thể của bạn và có thể được tiếp tục cho đến khi sinh.
Tập Yoga trong thai kỳ là một cách tuyệt vời để duy trì hoạt động lành mạnh cho mẹ và em bé. Tuy nhiên bạn cần được hướng dẫn bới huấn luyện viên có chuyên môn, bạn sẽ được hướng dẫn kỹ thuật thư giãn và thở với các tư thế phù hợp với thai kỳ.
Tập yoga giúp mẹ giảm căng thẳng lo âu trong thời kỳ mang thai
Một nghiên cứu của Tiến sĩ James Newham, Chuyên viên nghiên cứu tại Đại học Newcastle (Mỹ), đã chứng minh Yoga làm giảm lo lắng và giúp phụ nữ giữ bình tĩnh trong thai kỳ và chuyển dạ. Yoga cũng có thể cải thiện giấc ngủ của mẹ giúp thai nhi khỏe mạnh. Nhiều kỹ thuật thở sử dụng trong yoga có thể giúp mẹ sẵn sàng cho việc sinh con.
Nếu sử dụng kỹ thuật thở của Yoga trong quá trình chuyển dạ, sẽ giúp mẹ giữ bình tĩnh và thở đều đặn qua các cơn co thắt. Nói cách khác, Yoga giống như một liều thuốc giảm đau giúp mẹ sinh con nhẹ nhàng hơn.
Nhiều mẹ sau sinh thường bị trầm cảm, nhưng nhiều người không nhận ra rằng việc trầm cảm này bị ảnh hưởng bởi tâm trạng khi mang thai. Nếu yoga trước khi sinh có thể giúp cải thiện tâm trạng trong giai đoạn này, sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ bị trầm cảm sau sinh. Vì vậy, Yoga có thể giúp giảm tâm trạng tiêu cực và tăng cường sức khỏe mẹ trong suốt thai kỳ, khi sinh và cả sau sinh.
Cùng vận động, dinh dưỡng giúp mẹ bầu cùng thai nhi luôn khỏe
Một đứa bé khỏe mạnh đồng nghĩa với mẹ bầu phải khỏe mạnh từ thể chất đến tinh thần. Bên cạnh vận động đúng cách, ăn uống luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đứa trẻ sau này. 
Một đứa bé thông minh sẽ không chỉ được đảm bảo thành công sớm trong đời, mà một ngày nào đó, đứa con bé bỏng của bạn sẽ cảm ơn bạn vì đã cho giúp trẻ có được một nền tảng, nguồn lực để đạt được thành công đó! Nhờ đó, các cô cậu bé sẽ gặp ít khó khăn hơn khi theo kịp việc học ở trường, và không phải đối mặt với các rối loạn học tập như tăng động mất tập trung, tăng tốc các kỹ năng nhớ và tiếp thu của chúng, cả trong và ngoài lớp học.
Sự phát triển nhận thức của trẻ bắt đầu ngay từ bên trong bụng mẹ và nếu bạn muốn nuôi một đứa trẻ thông minh tự nhiên, khỏe mạnh, ít bệnh vặt vãnh ngay từ khi sinh ra, hãy chú ý đến dinh dưỡng. Vì vậy, không có gì lạ khi các bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung Vitamin D, axit folic và sắt trong thai kỳ.
Sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng bổ sung hỗ trợ phát triển các chức năng nhận thức một cách lành mạnh và hỗ trợ phát triển trí não ở trẻ trước khi sinh. Bà mẹ có thể bổ sung thêm 1,2 ly sữa mỗi ngày bên cạnh một chế độ ăn nhiều cá béo giàu omega - 3, rau xanh, trái cây, sữa chua, trứng, các loại đậu, hạt (bí đỏ)...

BÀI VIẾT LIÊN QUAN